4 sai lầm “giết chết” ngân sách quảng cáo Google Ads 2019 - Web trọn gói chuẩn SEO giá chỉ 1.35T

4 sai lầm “giết chết” ngân sách quảng cáo Google Ads 2019

Bạn hoàn toàn có thể thành công với ngân sách quảng cáo Google Ads thấp. Thậm chí chỉ cần khoảng mấy chục ngàn đồng/ngày cũng giúp quảng cáo của bạn đem lại chuyển đổi cao.

Tuy nhiên, đời lại không như mơ. Khi không phải ai chạy cũng hiểu điều này để tối ưu ngân sách quảng cáo Google Ads. Thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp tự chạy hoặc thuê chạy quảng cáo với một mức ngân sách khủng. Thế nhưng đầu tư thì nhiều thực tế chuyển đổi lại chẳng được là bao.

Thuêngay.vn hôm nay sẽ chia sẻ 4 sai lầm “giết chết” ngân sách quảng cáo Google Ads năm 2019. Từ đó, bạn có thể quản lý hiệu quả hơn ngân sách quảng cáo và tăng thêm doanh thu, lợi nhuận cho năm mới Kỷ Hợi.

4 sai lầm có thể “giết chết” ngân sách quảng cáo Google Ads 2019?

1. Bỏ qua danh sách từ khóa phủ định của bạn

Danh sách từ khóa phủ định có lẽ không còn quá xa lạ đối với những người đã chạy quảng cáo Google Ads. Danh sách từ khóa phủ định rất quan trọng đối với ngân sách quảng cáo Google Ads. Nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí bằng việc loại trừ từ khóa mà bạn chi tiền nhưng không nhận được lợi tức. Nó cũng giúp bạn không lãng phí ngân sách với những từ khóa không liên quan. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những cụm từ mà khách hàng hay tìm kiếm.

Đừng bỏ qua từ khóa phủ định nếu không muốn lãng phí ngân sách quảng cáo Google Ads

Chúng tôi khuyên bạn nên chăm chỉ, đừng lười biếng để lọc từ khóa. Hãy đưa từ khóa không đem lại lợi nhuận vào danh sách từ khóa phủ định. Lọc từ khóa hàng ngày giúp bạn tiết kiệm được nhiều ngân sách quảng cáo Google Ads!

Lời khuyên dành cho bạn

Đầu tiên, khi bạn thêm từ khóa phủ định, hãy tạo danh sách riêng. Chẳng hạn, một đại lý cung cấp sản phẩm là quần áo đồng phục. Tuy nhiên,có những khách hàng tìm kiếm là “áo gió” hay “quần áo thể thao”. Như vậy bạn cần phải phủ định từ khóa là “gió”, “thể thao”. Để tiện theo dõi từ khóa phủ định, ở đây bạn có thể tạo một danh sách. Bạn có thể đặt tên cho danh sách đó là “Non-sale”. Việc này sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng thêm từ khóa vào danh sách phủ định cho lần sau.

Bạn hãy tạo thêm danh sách riêng chứa các từ khóa phủ định

Hơn nữa, bạn cũng có thể phủ định chúng theo loại đối sánh từ khóa. Chẳng hạn như bạn cung cấp gói du học Nhật Bản. Khách hàng tìm kiếm là “các thủ tục du học Nhật Bản”. Thay vì phủ định cả cụm “các thủ tục du học Nhật Bản”. Bạn có thể chỉ cần phủ định đối sánh từ khóa chính xác đối với cụm từ “các thủ tục”.

2. Dựa quá nhiều vào tự động hóa giá thầu

Tự động hóa có lẽ là cụm từ đã không còn xa lạ với chúng ta. Quy tắc tự động là tính năng có thể thiết lập để tự động thực hiện các thay đổi cho trạng thái quảng cáo, ngân sách và giá thầu. Do đó, bạn không phải bỏ ra nhiều thời gian để theo dõi các chiến dịch của mình theo cách thủ công.

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Việc tự động hóa này ban đầu giúp chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian; công sức; tối ưu được một số vấn đề giá thầu… Nhưng có một vấn đề. Nếu bạn tự động hóa giá thầu trong thời gian mà không kiểm tra hay theo dõi. Việc phụ thuộc nhiều vào tự động hóa có thể khiến bạn không sát sao với giá thầu quảng cáo. Từ đó khiến bạn trở tay không kịp với những thay đổi bất ngờ của thị trường, khách hàng.

Lời khuyên dành cho bạn

Ngừng phụ thuộc quá nhiều vào quy trình tự động hóa để hoàn thành công việc. Không có gì đánh bại công việc thực hành trên quảng cáo Google Ads. Đặc biệt, là thường xuyên cập nhật và nắm rõ thị trường để hiểu những gì đang hoạt động và những gì không hoạt động.

Hãy nhớ bạn có quyền tận dụng khai thác tối đa những lợi ích mà quy tắc tự động hóa đem lại. Nhưng đừng quá lạm dụng!

3. Đầu tư ngân sách quảng cáo Google Ads vào từ khóa có số lượng tìm kiếm cao

Nếu là từ khóa có số lượng tìm kiếm cao thì còn chần chờ gì, đấu giá ngay và luôn. Đó thường là những gì bạn nghĩ, phải không? Nhưng sự thật, đây là một quyết định khá sai lầm. Và đáng buồn, nếu 2019 rồi bạn còn gặp phải vấn đề này. Những loại từ khóa này thường sẽ có độ cạnh tranh cực kì lớn. Đồng thời, chúng cũng không đủ chính xác để nhắm đúng đối tượng bạn muốn.

Liệu đầu tư ngân sách vào từ khóa có số lượng tìm kiếm cao là lựa chọn thông minh?
Liệu đầu tư ngân sách vào từ khóa có số lượng tìm kiếm cao là lựa chọn thông minh?

Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, hay vừa thành lập, đầu tư ngân sách vào từ khóa có số lượng tìm kiếm cao chỉ khiến bạn trắng tay nhanh chóng hơn. Với một ngân sách cố định, những từ khóa có lượng tìm kiếm cao là thứ nên tránh. Từ khóa về các lĩnh vực tài chính hay giáo dục thường là những từ khóa có CPC (chi phí mỗi click) rất cao.

Một ví dụ đơn giản, nếu doanh nghiệp bạn đang làm dịch vụ quảng cáo Google Ads, đừng đấu giá từ khóa “Google Ads”. Vì từ khóa “Google Ads” nhắm đối tượng mục tiêu rất rộng. Bạn sẽ thu hút rất nhiều lượt truy cập không liên quan về quảng cáo. Và đương nhiên, chi phí quảng cáo cũng sẽ tăng chóng mặt.

Lời khuyên dành cho bạn

  • Thứ nhất, thay vì từ khóa có lượng tìm kiếm cao, bạn nên chọn từ khóa dài. Nếu bạn không biết từ khóa dài là gì? Xin đến với phần từ khóa của bài viết sau để hiểu rõ hơn về các loại từ khóa: Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads 2018 chi tiết cụ thể nhất

Từ khóa dài thường sẽ tăng thêm đến 80% lưu lượng truy cập. Và điều đặc biệt nhất, từ khóa dài sẽ tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu của bạn hơn. Bạn cũng nên tránh đầu tư vào từ khóa đối sánh rộng và đối sánh cụm từ. Những loại từ khóa này sẽ không đưa về cho bạn những click chuột bạn đang cần.

Từ khóa dài vẫn chiếm phần trăm lớn nhất trong tổng lượng tìm kiếm
  • Thứ hai, bạn nên bắt đầu với từ khóa đối sánh chính xác. Đây là loại từ khóa cho phép bạn đưa khách hàng về đúng trang sản phẩm mà họ tìm kiếm. Từ đó tăng thêm tỷ lệ chuyển đổi cho quảng cáo Google Ads.
Đối sánh chính xác có tỷ lệ chuyển đổi trung bình của các loại đối sánh

Để tìm kiếm những từ khóa có giá trị cao, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa của Google. Giá sử bạn là một doanh nghiệp về dịch vụ marketing online và bạn muốn tìm kiếm từ khóa với tính thương mại cao, tỷ lệ tìm kiếm trung bình. Hãy đến công cụ tìm kiếm từ khóa và nhập dịch vụ của bạn vào.

Từ đây bạn sẽ thấy được nhất nhiều nhóm ý tưởng quảng cáo (được phân loại bởi Google). Và cùng với đó là lượng tìm kiếm trung bình trong 1 tháng. Vào mỗi nhóm ý tưởng để thấy rõ được những từ khóa có trong nhóm.

  • Thứ ba, bạn không nên lựa chọn những từ khóa quá cụ thể. Bởi khả năng cao nó sẽ khiến bạn mất đi cơ hội cho những thứ khác liên quan. Và lý do nữa là do không có nhiều người thật sự tìm kiếm chính xác 100% từ khóa mà bạn chọn. Hoặc nếu có thể, hãy thử từ khóa đối sánh thay đổi rộng (broad match modifier). Đây là cách bạn có thể cho Google biết được từ khóa chính xác của bạn là gì. Trong khi đó vẫn có thể đưa quảng cáo của đến một lượng đối tượng khá lớn.

4. Phân bổ ngân sách quảng cáo Google Ads quá mỏng

Với sự hỗ trợ đến từ nhiều công cụ, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng xây dựng cho mình bộ từ khóa mà khách hàng mục tiêu của bạn tìm kiếm. Như vậy, bạn có thể nhắm mục tiêu bất kì từ khóa nào mà người dùng ở mọi nơi đang tìm kiếm. Và những từ khóa đó lại được phân vào các chiến dịch, các nhóm từ khóa khác nhau.

Đặt giá thầu cho các từ khóa và sau đó sắp xếp vào nhiều chiến dịch quảng cáo Google Ads

Những tưởng điều đó khiến việc chạy quảng cáo của bạn dễ dàng hơn. Vậy mà điều này sự thật sẽ khiến bạn khó khăn hơn! Và vấn đề phát sinh bạn sẽ gặp phải ở đây là phân bổ ngân sách “quá mỏng” cho lần lượt các chiến dịch quảng cáo! Phân bổ ngân sách “quá mỏng” tức là như thế nào?

Ví dụ, bạn có ngân sách tối đa cho tài khoản Google Ads là 5.000.0000 đồng/tháng. Trong khi đó, có từ khóa lên đến 50.000 VNĐ. Như vậy, khi bạn sử dụng các từ khóa đó cho các chiến dịch, nhóm quảng cáo của mình. Bạn sẽ phải trả trung bình 50.0000 đồng cho mỗi lần nhấp chuột, tức là bạn sẽ có 10 lần nhấp chuột mỗi tháng. Nếu tỷ lệ chuyển đổi của bạn trung bình là 5%. Bạn sẽ phải mất khoảng 2 tháng để bán một sản phẩm.

Rõ ràng, bạn có thể nhận thấy khi bạn có hàng tá chiến dịch, nhóm và mẫu quảng cáo, trong khi ngân sách lại eo hẹp. Kết quả nhận được của bạn gần như quá tệ. Khi bạn mất 10.000.000 đồng/2 tháng chỉ để bán được một sản phẩm. Như vậy, bạn cần phải thay đổi điều này ngay lập tức!

Lời khuyên dành cho bạn

Cách giải quyết cho bạn trong trường hợp này đó là tập trung vào chiến dịch quảng cáo hàng đầu của bạn và có thể tạm dừng các chiến dịch còn lại. Khi bạn kiểm được lợi nhuận tốt từ chiến dịch đó. Bạn hãy tăng ngân sách của bạn lên!

Hãy nhớ một điều rằng! Chỉ khi bạn có ngân sách lớn, bạn mới có thể “chinh chiến” với nhiều chiến dịch cùng một lúc. Đừng rải tiền của bạn quá mỏng để cho tất cả các chiến dịch. Hãy tập trung vào những thị trường khách hàng hẹp hơn, nhắm mục tiêu hẹp hơn. Hãy chọn một hoặc hai chiến dịch phù hợp để tập trung ngân sách cho chúng.

Kết luận

Quảng cáo Google Ads có thể đem đến cho bạn nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn khi biết tận dụng và khai thác nó. Và dĩ nhiên, ngược lại. Nếu bạn lạm dụng hoặc chưa biết cách khai thác. Nó có thể “phá hủy” ngân sách và dòng tiền của doanh nghiệp bạn. Làm thế nào để tránh tình trạng “phá hủy” ngân sách quảng cáo Google Ads đó?

Câu trả lời lúc này dành cho bạn, đó là hãy đọc thật kĩ. Đặc biệt, hãy áp dụng những điều bạn đã học được qua bài viết 4 sai lầm “giết chết” ngân sách quảng cáo Google Ads năm 2019 bên trên.

Mặt khác, nếu đã đọc cả nghìn lần mà vẫn không tự tin tự chạy quảng cáo, không tự tin có thể kiểm soát được ngân sách quảng cáo. Web trọn gói sẵn sàng hỗ trợ bạn các gói chạy quảng cáo Google Ads với giá phù hợp

Leave Comments

0886055166
0886055166