Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều nhờ đến dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp để cho ra một trang web ấn tượng. Thế nhưng, họ lại không chú ý đến cách duy trì để website đạt hiệu quả. Bạn vừa thiết kế xong website bán hàng và không biết phải làm gì tiếp theo. Hoặc bạn đã có website từ lâu nhưng cảm thấy không mang lại hiệu quả. Vậy thì hãy xem ngay bài viết này của QCV cùng điểm qua những lưu ý để trang web bán hàng của bạn không chỉ giúp định vị thương hiệu, mà còn thu hút được nguồn lực khách hàng tiềm năng nhé.
1. Chuẩn bị nhân lực quản trị, vận hành website
Để website vận hành hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm là phải có nhân lực quản trị website. Công việc này phải bắt đầu ngay từ khi trang web đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nó bao gồm việc nhiều việc như:
- Chuẩn bị dữ liệu, nội dung và cập nhật liên tục lên website.
- Kiểm soát hoạt động của website, theo dõi và xử lý các lỗi website.
- Xử lý các yêu cầu khách hàng từ trang web.
- Lập kế hoạch phát triển, nâng cấp cho trang web.
- Triển khai tiếp thị và quảng bá website.
Với khối lượng công việc nhiều và đa dạng như trên mới có thể vận hành website hiệu quả. Nên đòi hỏi thực sự phải có ít nhất một người đảm nhiệm chuyên biệt. Tuy vậy, hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều phạm phải sai lâm này. Đó là sử dụng nhân lực kiêm nhiệm để quản trị website nhằm tiết kiệm chi phí thuê nhân sự.
Hậu quả là trang web được làm ra ban đầu rất tốt nhưng lại không được duy trì và phát triển. Dẫn đến website không mang lại hiệu quả như mong muốn khi đầu tư. Thậm chí, về lâu dài, website có thể trở thành một trang web chết vì không có ai “chăm sóc”.
2. Cập nhật nội dung website thường xuyên
Bất cứ một website nào khi làm ra, mục đích chính đều là truyền tải thông tin sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp đến với khách hàng. Đồng thời, những thông tin đó phải luôn được cập nhật, làm mới liên tục. Đây là điều cơ bản đầu tiên và quyết định sự sống còn của website đó.
Bởi vì, một website nếu sau tầm khoảng một tháng không có thông tin gì mới. Vậy thì trong một tháng đó, người sử dụng không có lý do gì để quay lại trang web. Và đó là nguyên nhân dẫn đến trang web bị người dùng bỏ quên. Từ từ, website đó sẽ sớm trở thành một “trang web chết” và không mang lại lợi ích gì nữa.
Để cập nhật nội dung, người quản trị trang web trước hết phải thường xuyên chuẩn bị các nội dung muốn truyền tải tới người sử dụng. Ví dụ như thông tin hoạt động, sự kiện, sản phẩm – dịch vụ… Những thông tin đó cần phù hợp với định hướng nội dung và thị trường mà doanh nghiệp đặt ra.
3. Chú trọng tương tác khách hàng
Nhiều người thường chủ quan suy nghĩ website là nơi để cung cấp thông tin, mà bỏ qua bước chăm sóc khách hàng trên chính trang web của mình. Tương tác ở đây không chỉ là bạn liên tục trao đổi với khách hàng trực tiếp khi cần thông qua tất cả các thông tin liên lạc như live chat, điện thoại, email, mà còn là những đánh giá, phản hồi của khách họ sau khi trải nghiệm sản phẩm của bạn.
Việc để người truy cập nhìn thấy sự tương tác này sẽ gây dựng được lòng tin trong họ, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu trong quá trình mua sắm. Từ đó, bạn sẽ có một nguồn khách hàng quen thuộc thực sự tiềm năng, hỗ trợ rất lớn cho những mô hình kinh doanh trực tuyến.
4. Sửa lỗi, bảo trì và nâng cấp website
Bất cứ một sản phẩm nào cũng chứa lỗi đối với website. Đó có thể là lỗi lập trình, lỗi dữ liệu hay quy trình nghiệp vụ không đúng so với thiết kế ban đầu. Vì thế, nhất là trong giai đoạn đầu vận hành, người quản trị website phải chú ý đến việc phát hiện lỗi. Và yêu cầu nhà cung cấp tiến hành sửa lỗi theo bảo hành.
Ngoài ra, một định hướng phát triển mới cho website luôn kèm theo đòi hỏi phải nâng cấp trang web có những tính năng nghiệp vụ mới để đáp ứng định hướng mới. Và một nhà cung cấp website tốt sẽ phải có liên hệ thường xuyên với doanh nghiệp để nắm rõ nhu cầu nâng cấp và đưa ra các tư vấn nâng cấp phù hợp, kịp thời. Chi phí cho việc sửa lỗi thường miễn phí theo điều khỏan bảo hành của công ty thiết kế website ngoại trừ các lỗi mất dữ liệu do sai sót của người quản trị. Chi phí thường chỉ là các phí nâng cấp cho các nghiệp vụ mới của trang web.
5. Quảng bá, tiếp thị website:
Tương tự như mở ra một cửa hàng hay doanh nghiệp tại địa điểm nào đó, có website không đồng nghĩa với các khách hàng tiềm năng tự biết và tìm đến được. Hoạt động quảng bá và tiếp thị website là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó giúp giới thiệu và thu hút người sử dụng, khách hàng tiềm năng, đối tác đến với website. Qua đó phát huy tối đa hiệu quả thông tin – thương mại của website.
Tiếp thị – quảng cáo trên mạng Internet có những cách thức khác biệt với tiếp thị – quảng cáo truyền thống. Những phương pháp tiếp thị website phổ biến bao gồm Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, gửi thư quảng cáo, đặt quảng cáo trên website khác và đặt liên kết với các website khác. Người quản trị trang web phải nắm rõ các cách thức này để triển khai có hiệu quả.
6. Thông tin liên hệ rõ ràng
Cung cấp thông tin chi tiết về địa chỉ cửa hàng sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn về cửa hàng của bạn. Đặc biệt, nên cung cấp bản đồ hướng dẫn để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy cửa hàng của bạn.
Trước đây việc xây dựng website bán hàng chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn có đội ngũ kỹ thuật, lập trình viên chuyên nghiệp, nhưng ngày nay bạn có thể tự tạo cho mình một website bán hàng đầy đủ các chức năng chỉ sau 5 phút và vận hành website mượt mà dù không am hiểu công nghệ.
=>> Những cách làm trên mà QCV vừa điểm qua cho bạn cũng chính là bí quyết để phát triển web bán hàng kinh doanh trực tuyến hoạt động hiệu quả nhất. Nếu bạn đang đi tìm cho mình một một công ty thiết kế website giá rẻ, chuyên nghiệp vừa nắm bắt tâm lý khách hàng, vừa thấu hiểu mục tiêu doanh nghiệp để từ đó tạo ra một trang web chất lượng nhất, chắc chắn bạn không thể bỏ qua Công ty công nghệ QCV Việt Nam. Hãy đến với chúng tôi để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất với website kinh doanh trực tuyến được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé :
- Website: webtrongoi.vn
- Mail: hotroqcv@gmail.com
- Hotline: 0886.055.166