Băng thông là gì? Cách tính băng thông hosting cho website - Web trọn gói chuẩn SEO giá chỉ 1.35T

Băng thông là gì? Cách tính băng thông hosting cho website

Băng thông đường truyền đã không còn xa lạ gì đối với người sử dụng internet. Đặc biệt à với những người đang làm về các lĩnh vực quản trị mạng, điều khiển mạng lưới mạng của công ty, doanh nghiệp… Thuật ngữ này được phổ biến ngày càng rộng rãi khi internet phát triển mạnh. Chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về băng thông là gì và cách tính băng thông hosting chi tiết ở nội dung bên dưới.

Băng thông (bandwidth) là gì? 

  • Băng thông (tên tiếng anh là bandwidth) là tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s. Hay nói cách khác, nó là dung lượng của liên kết mạng để truyền tải dữ liệu tối đa giữa website với người dùng tính trong 1 đơn vị thời gian.
  • Đối với website, băng thông mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người truy cập có thể upload và download giữa website với máy tính được tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số lượng dung lượng tối đa bạn được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.
  • Băng thông được biểu hiện bằng đơn vị bit/s, tức là số bit truyền tải trong 1s. Nếu băng thông lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, và ngược lại.

Băng thông website là gì? Băng thông bao nhiêu là đủ?

Các loại bằng thông

Băng thông sẽ được chia làm các loại như sau:

  1. Bandwidth được phân loại dựa trên phạm vi sử dụng: Ở mức này chúng ta sẽ có băng thông trong nước và băng thông quốc tế. Băng thông trong nước sẽ dùng để truyền tải dữ liệu, thông tin nội bộ giữa các quốc gia với nhau. Băng thông quốc tế sẽ được dùng để chia sẻ dữ liệu xuyên quốc gia giữa nhiều nước. Vì thế khi xảy ra hiện tượng đứt cáp quốc tế thì băng thông đường truyền sẽ rất chậm.
  2. Băng thông phân chia theo nhu cầu của lưu lượng sử dụng: Ở những gói dịch vụ mạng này sẽ có băng thông được cam kết với tốc độ truy cập mạng, nếu vượt quá dung lượng kết nối và truy cập sẽ phải trả tiền thêm. Gói băng thông chia sẻ là gói tiếp theo được sử dụng để có thể chia sẻ giữa nhiều máy chủ. Gói cuối cùng là băng thông riêng, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

Giới hạn băng thông nghĩa là gì?

– Giới hạn băng thông là chức năng cho phép người dùng hạn chế hoạt động dowload, và upload của khách truy cập internet, nhằm đảm bảo đường truyền luôn hoạt động ổn định.

– Ưu điểm của giới hạn băng thông là hạn chế tình trạng quá tải của mạng không dây. Đặc biệt, đối với băng thông 4G, 3G thì tính năng này cực kỳ hữu ích. Từ đó, các vấn đề như ngắt quãng truy cập, mạng lag, chậm, đụng IP… sẽ không xảy ra. Cuối cùng, nó giúp cho các thiết bị có tốc độ truy cập mạng ổn định, và đồng đều nhau.

Băng thông không giới hạn là gì?

– Nhiều người đăng ký dịch vụ hosting thường có xu hướng chọn gói băng thông không giới hạn để tốc độ truy cập website luôn được ổn định, nhanh, và khách có thể thao tác nhiều tác vụ cùng lúc trên trang. Thậm chí, ngay cả khi lưu lượng tăng đột biến thì đường truyền cũng không bị ảnh hưởng. 

– Thực chất, băng thông không giới hạn có nghĩa là lượng băng thông rộng, và nó nằm trong phạm vi lưu trữ của công ty cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, đối với các đơn vị hosting uy tín, chất lượng thì số lượng bandwidth này khá lớn, nên chắc chắn thừa sức đáp ứng nhu cầu cho các website có lượng truy cập khủng. – – Vì vậy, khi chọn các gói băng thông này, bạn không cần lo lắng các vần đề liên quan đến tốc độ download, upload của trang. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc giữa chi phí đầu tư, và lợi ích để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên.

Băng thông có ý nghĩa gì với website?

– Như phân tích ở trên, số liệu băng thông mà các nhà cung cấp hosting sử dụng không nói lên tốc độ truy cập nhanh chậm của một website. Nó đơn giản là giới hạn lưu lượng download và upload giữa website và người dùng trong một tháng.

Nếu bạn dùng quá băng thông theo giới hạn của gói hosting thì website sẽ bị tạm ngưng hoạt động (nhà cung cấp sẽ gửi cảnh báo trước qua email), hoặc phải đóng tiền thêm cho phần vượt quá.

– Vậy làm sao để tính toán tối ưu băng thông cho website của bạn?

 Đây là một ví dụ cụ thể bạn nên xem rõ và tự thay đổi áp dụng cho website của mình. Giả sử chúng ta đang ở hữu một hệ thống website bán hàng trực tuyến gồm những thành phần và nội dung chuẩn như sau:

 + Toàn bộ các thành phần mã nguồn của website sau khi được thiết kế và nó sẽ có dung lượng xấp xỉ 20Mb.

+ Một bài new post tối đa ký tự cho phép sẽ chiếm khoảng 30Kb.

+ Hình ảnh minh họa cho bài newpost trên kèm theo hình đính kém sẽ tốn thêm khoảng trên dưới 40kb tùy theo độ phân giải của hình ảnh.

+ Đoạn video tự quay để giới thiệu về sản phẩm hay cửa hàng của bạn với độ dài trên dưới 5p sẽ có dung lượng khoảng 7Mb

+Một site chứa bảng báo giá với định dạng PDF, Word … sẽ tốn thêm khoảng 3Mb nữa.

Băng thông website là gì? Băng thông có lợi ích gì đối với Website?

Cách tính băng thông hosting cho website?

– Để tính lượng băng thông lưu trữ cho website, bạn có thể tham khảo công thức sau: 

– Băng thông web hosting = Kích thước trung bình của một trang × Số lượng khách truy cập trung bình mỗi tháng × Số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách 

Ví dụ: 

  • Trang chủ: 2.4 MB 
  • Blog có 25 bài viết với tổng dung lượng: 30 MB
  • Như vậy, kích thước trung bình của mỗi trang: (30 mB + 2.4 MB) : 26 trang = 1.25 MB
  • Phép tính cơ bản trên giúp bạn dễ dàng ước lượng được lương băng thông cần có để web tiêu thụ. 
  • Trong trường hợp, bạn không có số liệu về thì có thể sử dụng công cụ Pingdom để kiểm tra dung lượng tải của trang web. Sau đó, bạn áp dụng công thức trên để tính lượng băng thông cần.

Các thông số cần biết về băng thông hosting là gì?

– Trước khi quyết định thuê băng thông hosting, bạn cần tìm hiểu các thông số kỹ thuật sau:

  • Disk Space: Thông số chỉ dung lượng của ổ cứng.
  • Addon domain: Là số lượng tên miền được thêm vào. 
  • Parked domain: Đây là tên miền phụ đại diện cho domain chính. Điều này có nghĩa khi người truy cập gõ tên miền phụ thì nó sẽ trỏ về tên miền chính. 
  • FTP (File Transfer Protocol): Nếu máy chủ hỗ trợ FTP, bạn sẽ được phép dùng phần mềm FTP kết nối với máy chủ, tải các tập tin dữ liệu hay cập nhập website. 
  • MSSQL hoặc MySQL: Số lượng cơ sở dữ liệu của gói hosting. Mỗi website thường chạy một cơ sở dữ liệu. 
  • Hosting Controller hoặc Cpanel: Là một phần mềm web hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý hosting. Nó cung cấp nhiều tính năng quản lý database, thư mục, sub-domain, backup dữ liệu,…

=>> Trên đây là những kiến thức hiểu biết đơn giản về băng thông, Và đặc biệt bên dịch vụ của công ty chúng tôi còn cung cấp Miễn phí Hosting VN 5000MB, Băng thông không giới hạn trị giá 900.000đ/năm” nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ qua :

 

 

 

 

 

 

Leave Comments

0886055166
0886055166